1. Giới thiệu
Plesk là một phần mềm thương mại tự động hóa trung tâm dữ liệu lưu trữ web hosting được phát triển cho Linux/Unix và Windows. Plesk cung cấp giao diện quản lý cho VPS và dedicated servers thân thiện với người dùng, người dùng không có hoặc có ít kinh nghiệm đều có thể bắt đầu quản trị server của họ ngay lập tức mà không có bất kì trở ngại gì. Plesk tự động hóa nhiều tasks và processes trên một hoặc nhiều servers. Plesk là một nền tảng web hosting với giao diện quản lý cho phép quản trị viên triển khai websites, reseller account, e-mail accounts, DNS, và cơ sở dữ liệu thông qua trình duyệt.
2. Quản lý tập tin/thư mục trên Plesk
Sau khi đăng nhập vào hosting, ta chọn mục “Websites & Domains” để hiện thị các Domains sau đó chọn “File Manager” như mũi tên trong hình để vào giao diện quản lý file.
Giao diện quản lý file của Plesk như sau:
Để upload file (tương tự với tạo file hoặc đường dẫn) ta chọn như hình sau:
Để đổi tên thư mục ta làm như sau:
3. Tạo database
Để tạo database ta quay về “Websites & Domains” nhấn chọn vào mục “Databases”.
Sau đó chọn “Add Database”.
Điền các thông tin cần thiết sau đó chọn “OK”
Giao diện database:
4. Tạo user kết nối ftp
Quay về giao diện ban đầu chọn “FTP Access” sau đó chọn “Add an FTP Account”
Sau đó điền các thông tin cần thiết, chọn quyền “Read” “Write” phù hợp với nhu cầu sử dụng:
5. Cài đặt SSL miễn phí cho domain
Ta chọn domain cần cài đặt SSL sau đó chọn “SSL/TLS certificates”
Để cài SSL miễn phí ta chọn theo hình sau, hoặc nếu đã mua SSL bạn chọn “Upload .pem file”:
Chọn Wildcard nếu bạn muốn áp dụng SSL cho tất cả các subdomain, sau đó chọn “Get it free”:
Sau đó ta vào trang quản lý DNS của domain để thêm vào các record cần thiết, các giá trị quan trọng trong hình sau:
*Lưu ý: phải set DNS record trước khi bấm reload.
Thêm vào giá trị record như sau:
- name: _acme-challenge
- type: txt
- data: giá trị “record” trong hình trên
Sau khi đã chỉnh các giá trị record ta chọn Reload và kiểm tra đã có SSL hay chưa, nếu chưa hãy kiểm tra lại các giá trị record một lần nữa:
6. Cài đặt wordpress
Trước tiên ta vào “Applications” sau đó chọn “Install” tại WordPress:
Sau phần https:// bạn có thể chọn các domain hiện có trên hosting, phía sau / bạn có thể nhập bất kỳ để tạo đường dẫn nơi wordpress được cài đặt. Sau khi đã nhập xong nhấn “Install”
Tham khảo thêm nhiều bài viết hơn tại: https://howto.nsupport.asia
Tham khảo các dịch vụ khác của vHost tại: https://vhost.vn
Leave A Comment?