Hướng dẫn sử dụng cPanel

I. cPanel là gì?

Đối với những Webmaster của một website bất kỳ phải dùng những công cụ của nhà cung cấp host để quản lý website của mình như: thêm domain, upload file, quản lý cơ sở dữ liệu, làm mail server…., những công cụ đó gọi là Web Host Manager (WHM)

cPanel là một trong những WHM tốt, dễ sử dụng và có rất nhiều tính năng tiện dụng.

Xem giao diện của cPanel ở bên dưới:

cPanel

II. Các chức năng chủ yếu của cPanel

  • Quản lý Domain (tên miền)
  • Tạo subdomain
  • Tạo Addon domain
  • Tạo Parked domain
  • Quản lý, thêm, xóa, chỉnh sửa các record
  • Quản lý File
  • Công cụ File Manager
  • Sao lưu và phục hồi dữ liệu
  • Quản lý tài khoản FTP
  • Quản lý Cơ sở dữ liệu MySQL (database)
  • Tạo cơ sở dữ liệu
  • Công cụ quản lý cơ sở dữ liệu: import, export, sửa bảng,…
  • Quản lý Mail
  • Quản lý tài khoải email
  • Chuyển tiếp email

1. Quản lý Domain – Tên miền

Tên miền là gì?

Là địa chỉ của một website dưới dạng một chuỗi chữ có ý nghĩa gợi nhớ giúp người sử dụng dễ dàng tìm đến website bằng cách gõ tên miền vào ô địa chỉ truy cập (Address bar) của trình duyệt (địa chỉ thật của 1 website là một chuỗi dãy số IP khó nhớ).

Ví dụ: vhost.vn, onehost.vn,…

cPanel có một công cụ để quản lý domain:

Domain

1.1 Subdomains: Thêm tên miền cấp con cho 1 tên miền có sẵn

  • Subdomain là một tên miền dùng tên miền chính cộng với 1 từ khóa nào đó, từ khóa này được thêm vào phía trước tên miền chính hoặc 1 tên miền cấp con khác, phân cách bởi dấu chấm.

Ví dụ: vhost.vn là tên miền chính có subdomain là mail.vhost.vn

  • Thường các gói hosting sẽ không giới hạn subdomain, để kiểm tra hoặc tạo subdomain ta chọn “Subdomain”
Subdomain
  • Tại đây, chúng ta nhập từ khóa tạo tên miền cấp con vào ô Subdomain. Khi đó, cPanel sẽ tự điền giá trị vào ô Document Root (thư mục chứa các file hiển thị khi người sử dụng truy cập đến tên miền cấp con này). Thông thường cPanel sẽ lấy từ khóa mà ta nhập ở trên để tạo một thư mục mới trong thư mục gốc trên máy chủ, chúng ta có thể chỉnh lại thông tin thư mục này nếu đã chuẩn bị các file cho tên miền cấp con trong 1 thư mục đã có trên máy chủ. Nhấn Create để tạo Subdomain. Tên miền cấp con có thể sử dụng ngay lập tức sau khi tạo.
Subdomain
  • Chúng ta có thể thay đổi (Manage Redirection) thư mục gốc (Document Root) của 1 tên miền đã tạo, hay xóa hẳn (Remove) tên miền cấp con đã tạo.
  • Chức năng Manage Redirection có thể giúp ta chuyển hướng tên miền cấp con chỉ đến 1 địa chỉ (URL) website bất kỳ trên mạng. Khi đó khi nhập tên miền cấp con này, người sử dụng sẽ được chuyển đến website đã chỉ định, trên thanh địa chỉ của trình duyệt (Address bar) sẽ hiển thị URL của website đó.

1.2 Addon domain – Thêm một tên miền vào host

  • Addon domain là tên miền mới vào chạy chung với host. Khi một tên miền được thêm vào bằng chức năng addon domain thì sẽ có một subdomain dạng subname.domainchinh.com( domain chính) được tạo ra kèm theo folder tương ứng.
  • Chức năng này cho phép thêm một domain vào hosting, với mỗi domain được thêm vào ta có thể chạy thêm một website với domain đó.
  • Để có thể thêm một tên miền vào host ta chọn Addon Domains.
  • Tiến hành điền thông tin domain cần thêm vào New Domain Name, khi dấu nháy di chuyển, cPanel sẽ tự điền vào Subdomain/FTP Username, Document Root, tiếp tục điền Password và Password (Again) cho FTP account sau đó nhấn Add Domain.
  • Tương tự như ở Subdomain, ta có thể thay đổi (Manage Redirection) thư mục gốc (Document Root) của 1 tên miền đã tạo, hay xóa hẳn (Remove) tên miền vừa thêm.

1.3 Alias domain – Thêm định danh cho website chính

  • Alias domain (Aliases) hay còn gọi là Parked domain là tên miền được thêm vào Host tên miền chính. Tên miền này mang chức năng cho phép hệ thống người dùng chạy nhiều tên miền chỉ trong cùng một trang web với cách thức folder hoặc file trên tên miền chính.
  • Chức năng này cho phép thêm một định danh (alias) cho website đang được chạy dưới domain chính.

Ví dụ: Khi muốn 2 tên miền vhost.vn và vhost.com cùng hiển thị một nội dung website thì ta tạo thêm một Alias domain.

  • Để tạo thêm Alias domain, trong cPanel ta chọn “Aliases”
  • Điền thông tin domain muốn thêm và chọn Add Domain.

1.4 Quản lý, thêm, xóa, chỉnh sửa các record – Advanced DNS Zone Editor

  • Để thêm xóa, chỉnh sửa các record có trong host (bao gồm cả Addon Domain) ta sử dụng chức năng Zone Editor ở mục Domain.
  • Chọn domain cần thêm hoặc chỉnh sửa. Điền các thông số, chọn loại record sau đó nhấn Add Record, hoặc có thể chọn Manage để thay đổi thông số của các record. Lưu ý, sau khi chỉnh sửa hoặc thêm record có thể mất từ 15 phút hoặc 2 ngày để hệ thống DNS cập nhật.

2. Quản lý File

Cung cấp một số công cụ để quản lý file, tạo FTP account, Backup tài khoản, thống kê dung lượng của hosts.

2.1 File Manager

  • Công cụ dùng để quản lý file, có một số chức năng chính như: tạo file, xóa, chỉnh sửa, phân quyền, nén hoặc giải nén, download và upload,…
  • Lưu ý: để xem được các file ẩn trong host, phải click chọn “Show Hidden Files (dotfiles)”

2.2 Backups

  • Để restore website, download 1 bản backup về, tiến hành giải nén, sau đó upload toàn bộ source code trong thư mục /homedir/public_html vào thư mục /public_html, Vào Backup, upload file *.sql và nhấn restore.

2.3 Disk Space Usage-Xem thông tin dung lượng host

  • Dùng để thống kê dung lượng của host bao gồm email, source code, database, log,…

2.4 FTP Account – quản lý tài khoản FTP

  • Dùng để thêm, xóa, sửa các tài khoản FTP.
  • Để tạo tài khoản FTP: truy cập FTP Accounts, điền thông tin username và password, điền thư mục mà user được phép truy cập sau đó nhấn “Create FTP Account”

3. Databases – quản lý cơ sở dữ liệu

  • Cung cấp các công cụ quản lý, tạo database, user kết nối với database server.

3.1 MySQL Databases

  • Dùng để tạo và xóa database, user kết nối database server, phân quyền cho user.
  • Để tạo database, truy cập MySQL Databases, điền tên database và nhấn “Create Database”
  • Để tạo user kết nối với database server, truy cập MySQL Database, điền tên user và password, sau đó nhấn “Create User”.
  • Để phân quyền cho User được quyền thao tác trên Database, ta chọn User và Database tương ứng, nhấn Add, chọn “ALL PRIVILEGES” và nhấn “Make Change”

3.2 phpMyadmin

  • Đây là công cụ dùng để quản lý database, import, export, repair table,…
  • Để Nhập (import) dữ liệu vào database, ta chọn database cần import csdl, sau đó chọn Nhập (Import), nhấn Browse và chọn file csdl thường có định dạng *.sql và nhấn Nhập (import)
  • Để Xuất (export) dữ liệu, ta chọn database cần Xuất (export) sau đó nhấn Xuất (Export), hệ thống sẽ tự động download 1 file có định dạng là *.sql
  • Để repairdropcheck table ta có thể chọn table tương ứng hoặc Check All để chọn tất cả và chọn hành động tương ứng.

4. Mail – Quản lý mail

  • Cung cấp các công cụ giúp tạo Email Account, cấu hình Mx Record, Forwarders,…

4.1 Email Accounts

  • Dùng để tạo và quản lý email account.
  • Để tạo email account ta truy cập Email Account, điền thông tin account và password, giới hạn dung lượng cho mỗi account, đó nhấn Create Account.
  • Sau khi tạo account, để có thể đăng nhập ta truy cập vào link: http://domain:2095 hoặc https://domain:2096 Ngoài ra, ta cũng có thể chọn Check Email để tiến hành đăng nhập.

4.2 Forwarders

  • Dùng để cấu hình forward một tài khoản email, đến một địa chỉ email khác một cách tự động.
  • Để cấu hình Forwarder, ta đăng nhập vào cPanel và chọn Forwarders, click Add Forwarder.
  • Tiếp theo điền email account muốn cấu hình Forwarder, địa chỉ email muốn forward đến và click Add Forwarders.
  • Ngoài ra, ta cũng có thể cấu hình toàn bộ email của một domain, forward về một địa chỉ email. Để làm được điều này, ta vào Forwarder, chọn Add Domain Forwarder.
  • Sau đó, chọn domain cần cấu hình và điền email muốn forward đến và click Add Domain Forwarder.

Tổng kết

Ở bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn cách sử dụng cPanel và các chức năng cơ bản có ở cPanel.

Nếu bạn còn thắc mắc thì có thể tham khảo các bài viết ở đây: Howto – Nsupport

Was this article helpful?

Related Articles

Leave A Comment?