Hiện nay việc một website hay một dịch vụ được cài đặt chứng chỉ số SSL là một điều thiết yếu khi mà các hoạt động hacking và lừa đảo trên Internet ngày một tràn lan và những chủ sở hữu website cũng như người dùng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo mật trên không gian mạng.
Nếu như bạn có tìm kiếm về SSL thì có thể thấy có nhiều loại chứng chỉ số SSL cũng như giá cả của từng loại sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung thì có 2 loại chứng chỉ số SSL chính: SSL miễn phí và SSL có phí (bản thương mại). Bài viết này sẽ chỉ ra khác biệt giữa 2 loại chứng chỉ số SSL trên. Từ đó, bạn có thể lựa chọn cài đặt chứng chỉ nào cho phù hợp với website hoặc dịch vụ của mình.
SSL là gì?
SSL (Secure Sockets Layer) là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt. Tiêu chuẩn này hoạt động và đảm bảo rằng các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng đều riêng tư và toàn vẹn. SSL hiện tại cũng là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên toàn thế giới, nó bảo vệ dữ liệu truyền đi trên môi trường internet được an toàn.
SSL miễn phí hay SSL có phí? Vì sao nên sử dụng SSL có phí?
When it comes to the security of your websites, or digital goods, you get what you pay for.
- Về phương thức chứng thực:
SSL miễn phí chỉ sử dụng một phương thức chứng thực duy nhất là chứng thực tên miền (Domain Validation) trong khi đó SSL thương mại sử dụng thêm cả phương thức chứng thực doanh nghiệp (Organization Validation) và chứng thực mở rộng (Extended Validation). Hai phương thức chứng thực này là vô cùng cần thiết cho các website kinh doanh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các phương thức chứng thực của SSL tại đây.
- Về thời gian hiệu lực của SSL:
Chứng chỉ số SSL miễn phí được cung cấp bởi các Certificate Authorities (CAs) phổ biến như GeoTrust, Comodo, Symantec,… thường có hiệu lực chỉ trong khoảng từ 30-90 ngày. Sau khoảng thời gian này, chủ sở hữu website bắt buộc phải gia hạn lại chứng chỉ của mình. Còn những chứng chỉ số SSL có trả phí sẽ có hiệu lực trong khoảng từ 1-3 năm.
- Về chính sách hỗ trợ từ nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp chứng chỉ số SSL thương mại cam kết với khách hàng của họ rằng họ sẽ hỗ trợ bất kể ngày đêm với bất kỳ hình thức nào email, chat hay cuộc gọi. Mặt khác, các khách hàng đăng ký chứng chỉ số SSL miễn phí sẽ không được hỗ trợ đáng kể như vậy. Nếu cần trợ giúp một vấn đề liên quan đến SSL miễn phí, bạn sẽ phải tìm câu trả lời tại các diễn đàn trên mạng.
- Về mức độ tin tưởng của khách hàng đối với website
Như đã đề cập, các chứng chỉ số SSL miễn phí chỉ sử dụng phương thức chứng thực tên miền. Điều này có nghĩa bạn chỉ cần chứng thực quyền sở hữu của bạn đối với tên miền mà bạn muốn cài đặt SSL.
Trong khi đó, phương thức chứng thực doanh nghiệp và mở rộng bắt buộc bạn phải cung cấp các thông tin chứng minh doanh nghiệp của bạn có tồn tại và bạn là người có thẩm quyền đối với doanh nghiệp sở hữu tên miền. Ngoài ra, với phương thức chứng thực mở rộng, tên doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện trên thanh địa chỉ URL. Từ đó, website của bạn sẽ được sự tin tưởng cao của khách hàng.
- Về khả năng tương thích với máy chủ:
Các chứng chỉ số SSL thương mại có thể được sử dụng trên bất kỳ dịch vụ hosting nào cũng như self-managed servers hoặc dedicated servers, giúp quá trình thiết lập không có bất kỳ giới hạn nào.
- Về chính sách bảo hành:
Khi mua một chứng chỉ số SSL, bạn sẽ nhận được bảo hành là tiền bảo hiểm bao gồm mọi thiệt hại phát sinh do bị hack hoặc rò rỉ dữ liệu do sai sót trong chứng chỉ gây ra. Số tiền bảo hành dao động từ $5.000 đến $1.500.000.
SSL miễn phí (Free SSL) | SSL có phí (Commercial SSL) | |
Chi phí | Miễn phí | Đa dạng chi phí |
Phương thức chứng thực | DV | DV, OV, EV |
Xác thực thông tin doanh nghiệp | Không | Có |
Thời gian hiệu lực | Tối đa 90 ngày | 1-3 năm |
Chính sách hỗ trợ kỹ thuật | Không | Có |
Mức độ tin tưởng của người dùng | Thấp | Cao |
Khả năng tương thích với máy chủ | Thấp | Không giới hạn |
Chính sách bảo hành | Không | Có |
Site Security Seal | Không | Có |
Tổng kết
Chứng chỉ số SSL không những là một thứ vũ khí giúp bạn chống lại tin tặc, mà còn tăng mức độ tin tưởng của người dùng với website của bạn. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho website của bạn nằm ở vị trí cao hơn trên các trang công cụ tìm kiếm. Với những lợi ích vượt trội hơn so với chứng chỉ số SSL miễn phí, việc bạn bỏ tiền ra cho một chứng chỉ số SSL thương mại là hoàn toàn xứng đáng. Và nếu như bạn đang sở hữu một website thương mại điện tử hay doanh nghiệp, SSL thương mại nên là lựa chọn ưu tiên của bạn.
Bạn có thể truy cập trang Tin tức – How to – N Support để tìm thêm nhiều bài viết bổ ích cũng như trao đổi thêm với chúng tôi.
Leave A Comment?